https://lh5.googleusercontent.com/-poymvUYaGk8/Tv1UtQK-j1I/AAAAAAAASMg/H4oFU4RunMw/s576/vegaspro8ssmainaa8.jpg

Tôi xin giới thiệu lại các công cụ và ký hiệ biểu tượng của biên tập trong VG một lần nữa. Để cho chính xác tôi đã chia làm 2 phần : Track List & Timeline, có đánh số riêng cho từng bên, tuy nhiên có những mục tôi ko đánh dấu vì ta chưa cần dùng đến.Track List
Trước hết, các bạn xem bên Track List : gồm có 2 video và 1 audio. Trên mỗi "hàng" của Track đều có các công cụ biên tập, cái nào giống nhau tôi khoanh tròn cùng mầu, kể cả bên Timeline.
1- Vì biết các bạn hay viết Text vào video, nên tôi lấy luôn ví dụ. Khi ta đưa Text vào, muốn cho nó hiện trên nền video, trước hết ta phải cho nó vào Video Track 1, còn gọi là Parent Track. Sau đó ta mới đưa video vào Video Track 2, gọi là Children Track và có "Biểu Tượng- Icon" như số 1. Nếu đảo ngược lại thì chỉ nhìn thấy video, ko thấy Text, nếu đặt chồng lên nhau thì "Thanh Trượt" nằm tại đâu ta nhìn thấy hình tại đó. (Các bạn tự thử sẽ thấy ngay, dễ hơn là tôi viết ra).
2- Track Motion.
Dùng để thu nhỏ và phóng to hình ảnh, nó gần giống với Even Pan-Crop. Tôi sẽ nói rõ khi ta làm các hiệu ứng đặc biệt.
3- Track FX (dành cho Video)
Đây là chính phần của Video FX. Nó bao gồm các hiệu ứng, bộ lọc : film effect, color corector, cân chỉnh màu, sáng tối, thay đổi màu của trang phục .... Thực sự là chỗ này khó mà nói hết ngay đc, các bạn thông cảm nhé.
4- Track FX (dành cho Audio)
Trong công cụ này các bạn sẽ thấy các audio plug-in của VG, S.Forge và các chương trình khác mà nó có thể chia sẻ đc như Ulead, Win DVD, Premiere ... Trong mặc định của Audio Track luôn có sẵn 3 hiệu ứng : Noise Gate (giảm ồn bằng âm lượng), Equalizer, Compressor (tăng giảm âm lượng của 2 đầu in-out).
VG 4 còn có thể dùng đc như một trình biên tập âm thanh nhờ có phần plug-in này.
5- Mute.
Dùng để ngắt khi bạn ko muốn sử dụng một Track nào đó.
6 & 7- Volume.
Với Audio bạn có thể dùng cần gạt này để tăng giảm âm lượng, với video, đó là độ đậm-nhạt của hình ảnh.
Timeline.
1- Con Trượt.
Tôi đánh dấu vị trí của "Con Trượt" là 1 vì nó rất quan trọng khi biên tập. Khi bạn "Chọn" (Select) một đoạn video nào đó, nếu dùng chuột thì bạn phải thao tác trên vùng trắng của Timeline. Nếu thao tác trên vùng của V&A Track tức là bạn di chuyển Track đó. Theo tôi khi muốn chọn đoạn video, ta dùng bàn phím (Shift+Right Arrow) sẽ chọn đc chính xác đến từng hình.
2- Nút KÉO.(Tôi tạm gọi như vậy)
Khi bạn muồn kéo dài ra, thu hẹp lại một đoạn thì dùng nút này. Nó có thể dùng thay cho việc "Chọn và Cắt Bỏ" (Select&Cut". Ví dụ : thời gian hiển thị mặc định của một đoạn Text là 10sec, bạn muốn nó hiện trong 12sec, bạn chỉ việc đặt chuột vào mép dọc của đoạn Text > nút KÉO hiện ra > kéo đến điểm mà bạn muốn.
Đối với Video&Audio cũng vậy.
3- Generated Media.
Đây là phần của Media Generator mà bạn đã chọn và đưa vào video. Cụ thể trong trường hợp này là Text. Khi click vào đó, cửa sổ điều chỉnh Text sẽ hiện ra.
4- Event Pan-Crop.
Công cụ này giống với Track Motion, dùng để phóng to-thu nhỏ, xoay chiều của Track.
5- Event FX.
Tôi đã nói ở phần trên Track List.
6- Tránsition Properties.
Đây là cửa sổ điều chỉnh kỹ xảo chuyển cảnh.
7- Fade.
Các bạn nhìn thấy ký hiệu "Fade". Muốn thay đổi, bạn chỉ cần click chuột phải vào và chọn "Fade Type".
Cùng với nút KÉO ta còn có nút FADE (trong vòng tròn đỏ). Khi bạn đưa chuột vào mép dọc phía trên của Track, bạn sẽ thấy nút FADE hiện ra. Khi bạn kéo nó vào trong, cho Fade với đoạn video trước, thông số và một vạch trắng hiển thị sẽ hiện ra. Nếu chưa vừa ý với kiểu Fade này, bạn clcik chuột phải và chọn kiểu Fade khác.
Ta quay lại Videp FX một chút. Khi bạn click vào Video FX (số 5), các hiệu ứng và bộ lọc hiện ra như hình minh hoạ. Trong ví dụ này tôi chọn Color Corrector > Add > ok.
Khi bạn click vào Transition Properties (TP), cửa sổ của nó sẽ hiện ra như hình minh hoạ. Lúc này ta đang có 2 đoạn video A&B, ta chèn vào giữa một kỹ xảo chuyển cảnh. Trong cửa sổ TP, các thanh trượt đc chia thành 2 phần. Phần trên là điều chỉnh chuyển động của video A trong không gian, "X,Y,Z" tương ứng với vị trí của A theo chiều ngang, chiều dọc, đọ sâu vào trong. Phần dưới là điều chỉnh X,Y,Z quay.
Như vậy, tôi tin là các bạn đã nắm đc sơ qua các công cụ biên tập chính của VG, và cách điều khiển chúng. Sau này chúng ta sẽ dễ dàng trong việc biên tập, học các cách tạo ra kỹ xảo và hiệu ứng đặc biệt. Tạm biệt các bạn.

Theo diendantinhoc.com